Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Sử dụng Command Prompt cài đặt Windows 10 trực tiếp từ bộ cài trong usb hoặc đĩa trên hệ thống BIOS Boot



Bạn muốn xem:


Trong các bài viết trước tôi có trình bày kỹ thuật sử dụng cmd cài đặt Windows 10 trong Windows PE trên hệ thống BIOS Boot. Hôm nay tôi cũng trình bày kỹ thuật tương tự cài đặt Windows 10 bằng command prompt (cmd) nhưng khác chỗ khi bạn cắm usb hay đĩa cài Windows 10 vào máy và khởi động boot từ usb hoặc đĩa để cài.

Ở đây tôi lưu ý các bạn phải nắm chắc chắn hệ thống BIOS Boot hay UEFI Boot, nếu là máy bạn đang sử dụng có lẽ bạn đã biết máy tính mình đang cài đặt Windows 10 trên hệ thống nào rồi đúng không? Hoặc bạn cũng có thể chưa biết chính xác hay bạn cài trên một chiếc máy tính khác mà bạn không rõ máy tính đang Boot ở chế độ nào? Cách tốt nhất bạn nên khởi động vào bios máy kiểm tra tab boot trước, cái này bạn có thể search trên mạng có rất nhiều bài hướng dẫn cách vào bios các dòng máy.

Khi bạn đã chắc chắn máy tính đang ở chế độ BIOS Boot rồi thì mới tiếp tục xem bài này vì bài viết này không trình bày cách cài trên hệ thống UEFI Boot. Chúng ta cùng đi vào bài viết.

Đầu tiên tất nhiên bạn phải gắn bộ cài Windows 10 từ usb hay đĩa vào máy tính chọn chế độ boot từ usb hoặc đĩa khi đã vào đến màn hình như dưới


Theo thông thường chúng ta sẽ bấm Next tiếp tục cài đặt theo cách tuyền thống, trực quan nhưng trong bài viết này chúng ta sẽ sử dụng cmd nên tại màn hình này các bạn nhấn tổ hợp phím shift+f10 để gọi cmd


Khi đã vào được cmd đầu tiên chúng ta sử dụng lệnh diskpart kiểm tra thông tin ổ đĩa trước.


Liệt kê danh sách các ở đĩa đang gắn trong máy gõ lệnh list disk


Như trên hình ví dụ trong máy chỉ có duy nhất một ổ đĩa 0. Tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng lệnh seclect disk n ( n là số thứ tự ) lựa chọn ổ đĩa kiểm tra như ví dụ như hình trên là disk 0 vậy ta dùng lệnh select disk 0 để truy cập ổ đĩa 0. Tiếp tục trong ổ đĩa 0 này ta sử dụng lệnh list volume kiểm tra thông tin các phân vùng đang có trong ổ đĩa 0.

Sau đây sẽ có 3 trường hợp xảy ra tôi sẽ đi vào chi tiết từng trường hợp cụ thể

Trường hợp đang có một phân vùng boot có tên System Rese và phân vùng đang cài windows cũ ví dụ như System còn lại là các phân vùng khác lưu dữ liệu. 


Theo cách cài win chuẩn Windows luôn tạo một phân vùng boot ẩn có tên System Reserved dung lượng tùy vào hệ điều hành như Windows 7 là 100 MB, Windows 8 và 8.1 là 300 MB và Windows 10 là 500 MB. Trên lý thuyết cài win trên hệ thống BIOS Boot có thể không sử dụng phân vùng này làm boot mà sử dụng luôn ổ Windows làm boot luôn nhưng cài theo cách này Windows sẽ rất hay gặp tính trạng mất boot. Phân vùng cài win luôn đứng sau phân vùng boot System Reserved.

Một điều nữa bạn phải nắm chắc số thứ tự của phân vùng như hình trên có tổng cộng 3 phân vùng chính 1, 2, 3 và một phân vùng ảo chứa bộ cài Windows và phân vùng này luôn có số thứ tự bằng 0. Thứ 2 bạn phải nắm thật chắc các ký tự của phân vùng như hình trên F là ổ đang chứa bộ cài, C là ổ boot, E là ổ đang cài windows cũ và D là ổ chứa dữ liệu. Trên máy thực hành của bạn sẽ khác chứ không như hình do đó bạn cần nắm chắc phần này.

Khi bạn đã nắm chắc rồi để đi vào trường hợp này rất đơn giản trước tiên bạn cần phải format ổ cài windows cũ sử dụng lệnh select volume n (n là số thứ tự) như ví dụ trên hình là select volume 2. Tiếp theo bạn sử dụng lệnh format quick fs:ntfs label="System" ( bạn có thể thay nhãn System bằng nhãn khác nếu bạn muốn )


Định dạng xong bạn sử dụng lệnh exit thoát diskpart

Tiếp theo đến phần cài windows sử dụng lệnh

dism /apply-image /Imagefile:F:\sources\install.wim /index:1 /applydir:E:\

xả nén file install.wim trong thư mục sources của bộ cài đang nằm trong phân vùng F vào phân vùng E vừa mới format xong


Sử dụng tiếp lệnh sau để add boot vào phân vùng system Reserved

E:\windows\system32\bcdboot E:\windows /s C:


Tới đây coi như đã xong bạn có thể tắt cmd hủy bỏ cài đặt và khởi động lại máy tính để windows tiếp tục cài đặt



Trường hợp chỉ có một phân vùng vừa cài windows vừa chứa boot còn các phân vùng khác lưu dữ liệu


Như ví dụ trên hình ổ C vừa làm ổ cài win vừa là ổ boot luôn do vậy muốn cài chuẩn bạn cần thêm một ổ boot Sytem Reserved đứng trước ổ cài win này, do vậy bạn cần phải xóa ổ C này đi trước ta cũng sử dụng lệnh select volume n lựa chọn phân vùng cần xóa như hình trên là select volume 1 sau đó dùng lệnh delete volume để xóa phân vùng vừa mới chọn. Tiếp theo sử dụng lại lệnh list volume kiểm tra


Như vậy ổ C vừa mới bị xóa không còn hiện nữa. Dùng lần lượt 4 lệnh sau tạo phân vùng boot System Reserved mới và set active cho phân vùng này

create partition primary size=500
format quick fs=ntfs label="System Reserved"
assign letter="S"
active


Sử dụng lại lệnh list volume kiểm tra


Như trong hình chúng ta đã vừa tạo xong ổ boot System Reserved định dạng NTFS có ký tự là S kích thước 500 MB

Phân vùng trống còn lại sử dụng cài windows chúng ta tạo mới và đặt tên cho nó

create partition primary
format quick fs=ntfs label="Windows" : thay Windows bằng tên gì tùy bạn
assign letter="W" : Thay ký tự ổ W bằng ô khác nếu bạn muốn nhưng không được trùng với ký tự ổ đã có.


Sử dụng lại list volume kiểm tra


Như vậy bạn đã vừa tạo xong ổ Windows định dạng NTFS có ký tự W với kích thước từ phân vùng trống còn lại. Viêc tiếp theo chúng ta chỉ việc cài windows trên phân vùng W và add boot vào phân vùng S

Cài windows sử dụng lệnh

dism /apply-image /Imagefile:E:\sources\install.wim /index:1 /applydir:W:\

xả nén file install.wim trong thư mục sources của bộ cài đang nằm trong phân vùng E vào phân vùng W vừa mới format xong

Sử dụng tiếp lệnh sau để add boot vào phân vùng system Reserved

W:\windows\system32\bcdboot W:\windows /s S:

Tới đây coi như đã xong bạn có thể tắt cmd hủy bỏ cài đặt và khởi động lại máy tính để windows tiếp tục cài đặt


Trường hợp cài trên ổ cứng mới hoàn toàn chưa cài windows và cũng không lưu dữ liệu


Trường hợp này nếu bạn cài trên ổ cứng mới mua, máy mới chưa cài win hoặc bạn muốn làm mới định dạng lại ổ cứng như trên hình bạn thấy máy có ổ cứng trống 30 GB và chưa định dạng gì khi bạn vào list volume kiểm tra sẽ không có gì ngoài phân vùng ảo chứa bộ cài Windows.

Công việc đầu tiên bạn cần phải tạo mới các phân vùng cần thiết trước khi cài mới, và trường hợp này tôi cũng hướng dẫn tạo luôn phân vùng Recovery 450 MB làm phân vùng Reset Windows luôn. Tại sao ở 2 trường hợp trước tôi không hề đá động tới phân vùng Recovery này vì một lý do chính là cấu trúc các phân vùng. Như các bạn biết hệ thống BIOS Boot luôn đi kèm với định dạng MBR mà cấu trúc của ổ đĩa MBR chỉ cho phép tối đa 4 phân vùng Primary (chính) thường là 3, các phân vùng còn lại luôn là Logical (Logic) ngay cả khi bạn cài mới windows cũng không tự động tạo cho bạn phân vùng Recovery này trừ trường hợp ban nâng cấp lên từ phiên bản cũ. Một điều nữa 3 phân vùng Boot System Reserved, phân vùng cài windows và phân vùng Recovery phải luôn có cấu trúc là primary. Nếu bạn cố gắng tạo mới từ 2 trường hợp trước bạn sẽ có thể gặp thông báo lỗi về cấu trúc đã vượt qua 4 phân vùng primary.

Trường hợp này thì khác ổ cứng trống chưa định dạng gì vậy là trên lý thuyết bạn có thể tạo được 3 phân vùng primary cần thiết. Trước tiên cần tạo phân vùng Recovery trước

create partition primary size=450
format quick fs=ntfs label="Recovery"
assign letter="R"
set id=27


Tiếp theo tạo phân vùng boot System Reserved dung lượng 500 MB, sử dụng lần lượt các lệnh sau:

create partition primary size=500
format quick fs=ntfs label="System Reserved"
assign letter="S"
active


Tạo phân vùng tiếp theo để cài windows. Sử dụng các lệnh tiếp theo

create partition primary
format quick fs=ntfs label="Windows"
assign letter="W"


Lưu ý nếu bạn muốn tạo thêm một phân vùng nữa để lưu dữ liệu bạn cần đặt dung lượng cho phân vùng Windows vừa tạo ví dụ create partition primary size=20480. dung lượng trống còn lại bạn dùng lệnh create partition logical

Sử dụng lại lệnh list volume kiểm tra


Như vậy bạn đã tạo xong 3 phân vùng cần thiết bước tiếp theo là cài windows, add boot và kích hoạt phân vùng Recovery

Cài windows sử dụng lệnh

dism /apply-image /Imagefile:F:\sources\install.wim /index:1 /applydir:W:\

xả nén file install.wim trong thư mục sources của bộ cài đang nằm trong phân vùng F vào phân vùng W vừa mới format xong


Sử dụng tiếp lệnh sau để add boot vào phân vùng system Reserved

W:\windows\system32\bcdboot W:\windows /s S:


Kích hoạt phân vùng Recovery sử dụng các lệnh

md R:\Recovery\WindowsRE
xcopy /h W:\Windows\System32\Recovery\Winre.wim R:\Recovery\WindowsRE\
W:\Windows\System32\Reagentc /Setreimage /Path R:\Recovery\WindowsRE /Target W:\Windows


Tới đây coi như đã xong bạn có thể tắt cmd hủy bỏ cài đặt và khởi động lại máy tính để windows tiếp tục cài đặt.


Sau khi cài windows xong bạn có thể truy cập Disk Management kiểm tra


Như vậy tôi đã trình bày xong 3 trường hợp sử dụng command prompt cài đặt Windows 10 trực tiếp từ bộ cài trong usb hoặc đĩa trên hệ thống BIOS Boot. Đón đọc bài viết sau sử dụng command prompt cài đặt Windows 10 trực tiếp từ bộ cài trong usb hoặc đĩa trên hệ thống UEFI Boot.

Nguyễn Anh Tuấn
loading...
  


Loading...


0 nhận xét: