Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Lựa chọn bộ hãm cho biến tần

Lựa chọn bộ hãm cho biến tần




Bộ hãm cho biến tần - Tính chọn Braking unit cho biến tần - Braking unit Delta

1. Để có thể tính chọn Braking unit (Hay còn gọi là: "Bộ hãm thắng") cho biến tần trước tiên chúng ta cần tìm hiểu:
Braking unit là gì? Tại sao phải sử dụng Braking unit ? Braking unit hoạt động thế nào?
- Braking unit: Là thiết bị dùng để bảo vệ cho biến tần, nó là thiết bị trung gian kết nối giữa biến tần và điện trở xả. Chúng dùng để chuyển năng lượng tái sinh trong quá trình giảm tốc của động cơ thành nhiệt năng.
Sử dụng Braking unit: Trong quá trình hoạt động của động cơ nếu phải giảm tốc nhanh hoặc đóng cắt thay đổi nhiều, momen quán tính lớn thì động cơ sẽ phát sinh một điện áp ngược trả lại DC Bus của biến tần, sẽ rất nguy hiểm nếu năng lượng này cứ tồn tại mà không bị triệt tiêu, chúng sẽ quay ngược lại đánh thủng DC bus, gây cháy nổ IGBT, tụ nạp ... 
→ Do vậy trong những ứng dụng động cơ cần thời gian giảm tốc nhanh hoặc cần đóng ngắt nhiều, quán tính lớn thì bắt buộc phải dùng Braking unit để bảo đảm an toàn cho biến tần.
Nguyên lý hoạt động Braking unit: Braking unit là thiết bị trung gian nối giữa Biến tần và Điện trở xả, trong quá trình biến tần điều khiển động cơ nếu động cơ phải giảm tốc nhanh, hoặc đóng cắt nhiều với những tải có quán tính lớn, động cơ sẽ phát sinh một điện áp ngược, chảy ngược từ tải về DC bus, và được nạp vào tụ, làm cho Udc tăng lên đột ngột, nếu Udc vượt quá mức cho phép bộ Braking sẽ mở van để toàn bộ phần năng lượng Udc dư thừa phóng qua điện trở xả và triệt tiêu dưới dạng nhiệt năng đảm bảo an toàn cho biến tần.

So do ket noi bien tan - braking - tro xa
2. Sơ đồ chân bộ Braking unit Delta:
3. Hướng dẫn sử dụng Braking unit Delta:
- Phần đấu dây:
+ Chiều dài dây tối đa cho phép để đấu nối giữa Biến tần với Braking unit là: 10 mét.
+ Chiều dài dây tối đa cho phép để đấu nối giữa Braking unit với trở xả là: 5 mét.
- Phần sử dụng các Jumper cài đặt:
+ Jumper cài đặt điện áp đầu vào: Tùy vào điện áp cài đặt mong muốn mà chúng ta có thể cắm các jumper trên các mức điện áp khác nhau (480V, 460V, 440V, 415V, 400V hoặc 380V).
+ Jumper Master / Slave: Tùy thuộc vào việc đấu nối braking là đầu vào hoặc đầu ra mà chúng ta có thể cắm các jumper là S (Tín hiệu vào) hoặc M (Tín hiệu ra).

- Phần ứng dụng Biến tần Delta sử dụng kết hợp nhiều Braking unit Delta:
Trong quá trình sử dụng biến tần không phải dải công suất biến tần nào cũng có dòng Braking unit tương ứng, thế nên trong một số trường hợp chúng ta phải sử dụng việc kết hợp nhiều bộ braking unit với nhau nhằm đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Sơ đồ kết nối như sau:
4. Hướng dẫn lựa chọn braking unit Delta cho biến tần.
- Trong thực tế chúng ta có thể sử dụng Braking unit của hãng này để lắp cho biến tần hãng khác nhưng để đảm bảo tính đồng bộ tốt nhất người sử dụng nên lựa chọn biến tần và braking unit của cùng một hãng.
- Để sử dụng tốt braking unit ngoài việc lựa chọn đúng công suất braking chúng ta còn cần phải quan tâm đến việc tính toán điện trở xả lắp cho biến tần.
Để tính toán lựa chọn điện trở xả chính xác cho biến tần vui lòng tham khảo: Tại đây
- Các dòng biến tần Delta hiện tại có 02 loại: Tích hợp sẵn Braking unit và Không tích hợp sẵn Braking unit (Braking lắp ngoài).
+ Biến tần Delta dòng EL không tích hợp sẵn Braking unit
Hướng dẫn lựa chọn Braking unit cho biến tần Delta dòng EL

+ Biến tần Delta dòng E tích hợp sẵn Braking unit tới dải công suất 22kW.
Hướng dẫn lựa chọn Braking unit cho biến tần Delta dòng E
+ Biến tần Delta dòng B
 tích hợp sẵn Braking unit tới dải công suất 11kW.
Hướng dẫn lựa chọn Braking unit cho biến tần Delta dòng B
+ Biến tần Delta dòng C2000 tích hợp sẵn Braking unit tới dải công suất 30kW.
Hướng dẫn lựa chọn Braking unit cho biến tần Delta dòng C2000
Hướng dẫn lựa chọn biến tần

Hướng dẫn lựa chọn biến tần



Hướng dẫn lựa chọn biến tần

Hướng dẫn lựa chọn biến tần Delta
Thực trạng: Việc lựa chọn biến tần đang mắc phải 02 vấn đề
Vấn đề 01: 
 Biến tần lựa chọn không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Khách hàng.
* Lý do:
+ Dòng Biến tần lựa chọn không phù hợp với ứng dụng (Ví dụ: Lựa chọn biến tần chuyên dùng cho bơm lại sử dụng cho Cẩu Trục...) việc lựa chọn sai lầm này nếu chọn công suất biến tần lớn hơn cũng không đáp ứng được.
+ Công suất Biến tần lựa chọn không phù hợp với các ứng dụng (Ví dụ: Biến tần dùng cho những tải nặng như: Cẩu Trục, Máy nghiền... thường phải chọn tăng lên 01 cấp công suất).
⇒ Hậu quả: Biến tần báo lỗi, hoặc nhiều trường hợp có thể gây nổ biến tần nếu người sử dụng cố chạy.
Vấn đề 02:  Biến tần lựa chọn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật nhưng không phù hợp với ứng dụng.
* Lý do:

Dòng Biến tần lựa chọn không phù hợp với ứng dụng (Ví dụ: Lựa chọn biến tần chuyên dùng cho Cẩu Trục lại sử dụng cho điều khiển quạt gió...)
⇒Hậu quả:Việc lựa chọn sai lầm này sẽ làm chi phí đầu tư cho biến tần cao không cần thiết.
Giải pháp:
Nhằm giúp khách hàng lựa chọn các dòng Biến tần phù hợp đặc biệt là Biến tần Delta chúng tôi xin tổng hợp lại các dòng biến tần Delta và ứng dụng phổ biến của nó để khách hàng có thể lựa chọn biến tần một cách chính xác và tiết kiệm chi phí nhất.

Bảng tổng hợp các dòng biến tần Delta, dải công suất và các ứng dụng phù hợp:




Biến tần Delta VFD-E
- Ứng dụng: Cho các ứng dụng tải tầm trung cần kích thước nhỏ gọn, có chức năng PLC.
Biến tần Delta VFD-EL
- Ứng dụng: Cho các ứng dụng tải nhẹ, không cần kéo dài bàn phím và sử dụng trở xả. như: Bơm, Quạt...
Biến tần Delta VFD-B
- Ứng dụng: Cho các ứng dụng tải nặng, đa chức năng.
Biến tần Delta VFD-VL
- Ứng dụng: Chuyên dùng cho thang máy
Biến tần Delta VFD-M
- Ứng dụng: Cho các ứng dụng tải nhẹ, tầm trung cần điều khiển Sensoless vector, cần kéo dài bàn phím.
Biến tần Delta VFD-C2000
- Ứng dụng: Cho các ứng dụng tải nặng, tích hợp nhiều chức năng, bảo vệ tốt.
Biến tần Delta VFD-CP2000
- Ứng dụng: Chuyên dùng cho bơm, quạt
Biến tần Delta VFD-S
- Ứng dụng: Cho các ứng dụng tải nhẹ, chạy chế độ đơn giản, công suất thấp.
Tính chọn điện trở xả cho Biến tần

Tính chọn điện trở xả cho Biến tần



Điện trở xả


1. Làm thế nào để tính chọn công suất điện trở xả chính xác cho Biến tần???
          Để việc chọn điện trở xả cho Biến tần, được chính xác và đạt hiệu quả cao trong thực tế người sử dụng vẫn thường dựa theo manual của hãng để tính ra công suất và giá trị điện trở xả. Ngoài ra còn dựa vào thực tế tải và kinh nghiệm của người lắp đặt để chọn ra giá trị điện trở phù hợp. 
          Để hỗ trợ thêm Quý khách hàng trong việc tính toán, lựa chọn giá trị điện trở xả cho Biến tần hãng Delta nói riêng và chung các hãng khác. Chúng tôi xin đưa ra bảng lựa chọn thông số điện trở cho các dòng biến tần thường gặp và kinh nghiệm lựa chọn giá trị trở trong thực tế như sau:
»» Bảng lựa chọn braking unit và điện trở xả cho biến tần VFD-E

»» Bảng lựa chọn braking unit và điện trở xả cho biến tần VFD-C2000
»» Bảng lựa chọn braking unit và điện trở xả cho biến tần VFD-B

* Lưu ý khi sử dụng bảng: 
- Với Braker Unit*1 (Số lượng 01 cái), *2 (Số lượng 02 cái).
- Với Min.resistor value: Người sử dụng phải đặc biệt lưu ý lựa chọn giá trị điện trở không được thấp hơn giá trị điện trở ở bảng này.
- Các giá trị điện trở, công suất trở lựa chọn theo bảng.

2. Cách tính toán giá trị điện trở, công suất trở khi phải mắc nối tiếp hoặc song song nhiều điện trở (Các điện trở có giá trị bằng nhau):
* Với trường hợp lắp song song nhiều điện trở:
- Công suất tổng = Tổng công suất các điện trở ( PTổng = P1 + P2 + ... + Pn ).
- Điện trở tổng = Giá trị 1 điện trở / Tổng số điện trở ( RTổng = R / n ).
* Với trường hợp lắp nối tiếp nhiều điện trở:
- Công suất tổng = Tổng công suất các điện trở ( PTổng = P1 + P2 + ... + Pn ).
- Điện trở tổng = Tổng công suất các điện trở ( RTổng = R1 + R2 + ... + Rn ).
Trong đó: 
+ PTổng: Công suất tổng.
+ RTổng: Điện trở tổng.
+ n: Tổng số điện trở được sử dụng.
Quý khách hàng có thể tham khảo một số loại Điện trở sứ xanh, Điện trở vỏ nhôm mà chúng tôi đang cung cấp:
>>> Điện trở sứ xanh
>>> Điện trở vỏ nhôm
Bảng mã lỗi và cách khắc phục các dòng biến tần của Delta

Bảng mã lỗi và cách khắc phục các dòng biến tần của Delta



Hướng dẫn đọc mã lỗi biến tần


Trong quá trình sử dụng Biến tần có rất nhiều lỗi có thể xáy ra để có thể nắm bắt và hiểu rõ những mã lỗi thường gặp chúng ta cần quan tâm đến bảng mã lỗi cơ bản, nguyên nhân và cách khắc phục của từng lỗi đó để có thể khắc phục một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. 
Sau đây là bảng mã lỗi biến tần và cách khắc phục ( các bạn tải file về nhé):

Bảng mã lỗi và cách khắc phục các dòng biến tần của Delta

1. Bảng mã lỗi và cách khắc phục biến tần dòng C2000
2. Bảng mã lỗi và cách khắc phục biến tần dòng B
3. Bảng mã lỗi và cách khắc phục biến tần dòng E
4. Bảng mã lỗi và cách khắc phục biến tần dòng EL
5. Bảng mã lỗi và cách khắc phục biến tần dòng F
6. Bảng mã lỗi và cách khắc phục biến tần dòng L
7. Bảng mã lỗi và cách khắc phục biến tần dòng M
8. Bảng mã lỗi và cách khắc phục biến tần dòng S
9. Bảng mã lỗi và cách khắc phục biến tần dòng V


Toàn bộ bảng mã lỗi trên đã được dịch ra tiếng việt giúp người sử dụng có thể dễ dàng trong việc đọc lỗi và tìm cách khắc phục. Những lỗi trong tài liệu là toàn bộ những lỗi cơ bản mà biến tần có thể mắc phải. Ngoài những lỗi này trong thực tế có thể phát sinh nhiều lỗi khác không có trong tài liệu hoặc lỗi báo đúng như trong tài liệu nhưng khắc phục theo hướng dẫn nhưng không được. Trường hợp này quý khách hàng nên liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp để được tư vấn cách xử lý một cách chính xác nhất tránh mọi rủi do có thể xảy ra.

Nếu có thắc mắc về kỹ thuật hoặc nhu cầu cần xử lý về các lỗi gặp phải khi sử dụng biến tần Delta